Kế hoạch tổ chức cuộc vận động “Hai không” với 04 nội dung năm học 2014 - 2015

Đăng lúc: Thứ tư - 08/04/2015 21:24 - Người đăng bài viết: Ban quản trị
I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA :
Những sự kiện của ngành giáo dục đào tạo trong thời gian qua đã tạo dư luận không tốt trong xã hội, đó là hiện tượng tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, học sinh “ngồi nhầm” lớp và những biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo của một số giáo viên. Việc khắc phục các hiện tượng này là các vấn đề bức xúc nhất hiện nay mà xã hội và bản thân các thầy, cô giáo đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo phải có cách khắc phục quyết liệt.
Kế thừa kết quả đã đạt được trong những năm học trước,  năm học 2014 – 2015 là năm học: “Năm học tiếp tục đổi mới  quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, việc thực hiện cuộc vận động “Hai không” sẽ bao gồm 4 nội dung.
Từ khâu đột phá “Hai không” sẽ tạo những bước phát triển mới như một quá trình tất yếu phá vỡ các vòng tiêu cực luẩn quẩn đang tồn tại hiện nay. Đưa giáo dục địa phương phát triển lành mạnh và bền vững, ngang tầm với các đơn vị bạn.
Từ yêu cầu, nhiệm vụ và căn cứ kế hoạch của lãnh đạo ngành, cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB,GV,NV) nhà trường quyết tâm thực hiện một cách triệt để đúng với yêu cầu của cuộc vận động “Hai không”.

II. YÊU CẦU :
1. Khơi dậy và phát huy niềm tự hào và tự trọng trong nghề nghiệp của thầy cô giáo, khẳng định trách nhiệm và sức mạnh vẻ vang của ngành giáo dục, của mỗi thầy cô giáo trước tương lai của đất nước.
2. Phát huy sáng kiến, chủ động của mỗi thầy cô giáo, của mỗi tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong việc tổ chức các phong trào thi đua thiết thực nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi học sinh, góp phần vào sự phát triển của toàn ngành.
3. Khuyến khích và khai thác tối đa các nguồn lực của mọi lực lượng trong xã hội. Phát huy ý thức tự chủ và xung kích của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Tranh thủ sự lãnh đạo của ngành và của cấp ủy, chính quyền địa phương để phát triển giáo dục phù hợp với điều kiện và nhu cầu cụ thể của quá trình giáo dục trong nhà trường.
4. Cuộc vận động được triển khai từ tháng đầu của năm học tới toàn thể CB,GV,NV trong nhà trường. Đặt cuộc vận động dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và của lãnh đạo ngành. Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường thực hiện một cách triệt để cuộc vận động.
5. Trong năm học này, phải tiếp tục tạo được chuyển biến về chất trong cuộc đấu tranh và khắc phục tiêu cực trong thi cử kiểm tra, trong đổi mới công tác thi đua của nhà trường. Công tác thanh kiểm tra phải được tăng cường và đổi mới phục vụ tích cực và hiệu quả cho cuộc vận động. Phát huy khả năng của các tổ chuyên môn trong nhà trường, đánh giá tích cực, thẳng thắn vào năng lực chuyên môn của giáo viên. Củng cố và mở rộng kết quả vận động trong các năm học tiếp theo, làm cho cuộc vận động được duy trì và phát triển bền vững.
6. Cuộc vận động phải được tổ chức chỉ đạo và triển khai từ lãnh đạo nhà trường đến cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh, tập trung chủ yếu vào hai khâu : Tổ chức kiểm tra, thi cử và thi đua trong nhà trường.
7. “Nói không với tiêu cực trong thi cư” không có nghĩa là sẽ có ngay chất lượng giáo dục với yêu cầu cao. Nhà trường sẽ đạt được chất lượng giáo dục qua quá trình thực hiện cuộc vận động. “Nói không với tiêu cực trong thi cử” không có nghĩa là tỷ lệ lên lớp, tỷ lệ xét tốt nghiệp phải thấp.
8. “Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục” không có nghĩa là làm hạn chế phong trào thi đua, không có thành tích trong thi đua khen thưởng. Mà trái lại phải làm cho phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” được phát huy mạnh mẽ trong nhà trường. Phát động phong trào thi đua rộng khắp trong CB,GV,NV, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước là thi đua”.
9. “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo” nghĩa là mỗi CB,GV,NV phải thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà giáo; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; giữ gìn phẩm chất uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách người học; không ngừng học tập rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
10. “Nói không với học sinh ngồi nhầm lớp”: Trước hết giáo viên rà soát lại chất lượng học sinh, có kế hoạch cụ thể và phù hợp để phụ đạo, kèm cặp học sinh yếu kém, kiên quyết không để học sinh ngồi nhầm lớp.
Chống “ngồi nhầm” lớp là một nội dung trong chống bệnh thành tích. Vì vậy không thể tách riêng từng nội dung. Làm tốt việc chống bệnh thành tích trong giáo dục ắt sẽ chấm dứt hiện tượng “ngồi nhầm” lớp.

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN :
- Tháng 10/2014 : Tổ chức lễ phát động cuộc vận động “Hai không” tại văn phòng trường. Công bố cam kết của CB,GV,NV nhà trường đối với cuộc vận động “Hai không”. Sau đó báo cáo về Phòng Giáo dục Đào tạo và chính quyền địa phương.
-Tháng 11/2014: Hội nghị sơ kết lần 1 về tiến độ triển khai của cuộc vận động.
- Tháng 12/2014 : Tổ chức kiểm tra học kỳ một cách nghiêm túc đúng với tinh thần nội dung cuộc vận động. Bình xét thi đua học kỳ I theo tiêu chí của cuộc vận động.
- Tháng 02-03/2015 : Tổ chức viết bài giới thiệu các gương thầy cô giáo tận tụy với học sinh, lao động sáng tạo và hiệu quả trong giảng dạy và quản lý. Giới thiệu những đổi mới, đóng góp xuất sắc của công tác giáo dục trong nhà trường. Tập hợp báo cáo về Phòng giáo dục Đào tạo.
- Tháng 04/ 2015 : Hội nghị tổng kết về “Hai không” chuẩn bị cho kỳ kiểm tra kết thúc năm học và chuẩn bị công tác tuyển sinh năm học mới.
- Tháng 05/2015 : Tổ chức kiểm tra kết thúc năm học một cách nghiêm túc, đặc biệt là công tác xét tốt nghiệp cuối cấp. Tổ chức bình xét thi đua cuối năm học theo tinh thần dân chủ, nghiêm túc, công bằng, khách quan.
Trên cơ sở kết quả cuộc vận động “Hai không”, sự lập lại kỷ cương trong dạy và học, sự khuyến khích mạnh mẽ sức sáng tạo của các thầy cô giáo. Xác định nội dung chỉ đạo trong mỗi năm học tiếp theo.
IV. GIẢI PHÁP :
1. Làm tốt công tác tuyên truyền đến toàn thể giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các tầng lớp xã hội hiểu mục đích, yêu cầu của công cuộc vận động nhằm nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, thống nhất ý chí hành động và quyết tâm thực hiện trong cơ quan.
2. Xây dựng mô hình thi, tổ chức kiểm tra phù hợp với điều kiện nhà trường để đảm bảo kết quả khách quan, chính xác. Đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá học sinh và đánh giá kết quả giáo dục. Triển khai việc đổi mới tới từng bộ phận trong cơ quan, từng tổ chuyên môn và tới từng CB,GV,NV.
- Về hình thức thi, kiểm tra : Phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, phù hợp với điều kiện của đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường và phù hợp với từng loại bài kiểm tra (thường xuyên, định kỳ, tự luận, trắc nghiệm).
- Về việc ra đề thi , kiểm tra: Đảm bảo tính vừa sức, bám sát chuẩn, đạt mức cơ bản đồng thời giúp học sinh từng bước nâng dần khả năng tự học, tự đánh giá bản thân bằng việc ra những câu hỏi đòi hỏi sự hiểu biết, sáng tạo.
Giáo viên phải có trách nhiệm trong coi thi, kiểm tra kiên trì, liên tục trong suốt quá trình, tạo điều kiện cho học sinh làm nghiêm túc, tự lực. Tạo lập thói quen thi cử trung thực, không gian dối.
- Chấm thi, kiểm tra và quản lý : Chấm bài phải đảm bảo yêu cầu khách quan, công bằng, chính xác, khoa học. Các bài kiểm tra và bài thi phải có ma trận, đề thi,áp án và biểu điểm chi tiết. Tạo điều kiện để chấm bài tập trung, khách quan.
3. Tăng cường công tác thanh tra, dự giờ thăm lớp, đảm bảo chất lượng giờ dạy. Khuyến khích việc tự đánh giá của giáo viên. Xử lý các trường hợp vi phạm, tiêu cực trong công tác giáo dục một cách kịp thời theo quy chế.
4. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong đơn vị. Lắng nghe ý kiến phản ánh từ địa phương và của nhân dân. Giải quyết nhanh, dứt điểm, nghiêm túc các vụ việc tiêu cực. Bảo vệ, biểu dương các thầy cô giáo, các em học sinh có đóng góp tích cực vào việc chống tiêu cực, bệnh thành tích.
6. Chủ động, tích cực phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường và các ban ngành địa phương nhằm triển khai có hiệu quả cuộc vận động.
7. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường và khả năng phấn đấu cụ thể của mỗi CB,GV,NV để đăng ký thi đua nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên, mỗi tổ chuyên môn. (nhà trường không giao chỉ tiêu).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
1. Lãnh đạo nhà trường :
- Thành lập ban chỉ đạo cuộc vận động “hai không” trong đơn vị
- Triển khai lễ ký cam kết thực hiện cuộc vận động tới toàn thể CB,GV,NV.
- Tổ chức đôn đốc, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện cuộc vận động. Giải quyết kịp thời những vướng mắc và có ý kiến chỉ đạo phù hợp.
- Tổ chức phối hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương thực hiện cuộc vận động một cách hiệu quả nhất. Tổ chức họp tổng kết rút kinh nghiệm và báo cáo kịp thời lên Phòng giáo dục và cấp ủy, chính quyền địa phương để xin ý kiến chỉ đạo.
2. Giáo viên - công nhân viên :
- Thực hiện một cách triệt để nội dung cuộc vận động “Hai không”.
- Tham gia ký cam kết của cuộc vận động và giao ước thi đua của năm học.
- Có trách nhiệm báo cáo kịp thời những vướng mắc, sai phạm lên lãnh đạo nhà trường để có hướng giải quyết phù hợp.
- Tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” gắn liền với phong trào “Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động Mỗi nhà giáo là một tấm gương đạo đức,  tự học và sáng tạo”. Tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân địa phương về ý nghĩa của cuộc vận động.
Trên đây là kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Hai không” trong đơn vị. Đề nghị  CB,GV,NV trong nhà trường thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để nhằm tạo đà cho sự phát triển của đơn vị trong những năm tiếp theo.
Mọi thông tin phản ánh liên hệ trực tiếp với lãnh đạo nhà trường hoặc qua số điện thoại : 077 3884334.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Liên kết Website

+ Trường Mầm non:
+ Trường Tiểu học:
+ Trường Trung học cơ sở:
+ Trung Tâm học tập cộng đồng:

+ Liên kết Website Giáo dục & Đào tạo:
+ Liên kết Hệ thống Thư điện tử (Email):
+ Liên kết Chương trình quản lý trực tuyến:
+ Thư viện điện tử:

Thống kê trên website

  • Đang truy cập: 165
  • Hôm nay: 9874
  • Tháng hiện tại: 845687
  • Tổng lượt truy cập: 8625111

Nhân sự Trường

Kế hoạch công tác

Văn bản chỉ đạo

Albums ảnh

Video clip

Tin nhắn nội bộ (BulkSMS)

Quản lý văn bản CloudOffice

Thống kê GDTH (EQMS)

Website Dự án VNEN

Website Dự án SEQAP

Website Bộ GDĐT

Website Sở GDĐT Kiên Giang

Website CĐGD An Minh

Hệ thống Email Bộ GDĐT

Hệ thống Email Sở GDĐT